Balthazar
Chú Lừa Balthazar (1966)
1 giờ 35 phútNot Rated
- Đạo diễn
- Robert Bresson
- Kịch bản
- Robert Bresson
- Quốc gia
- PhápThụy Điển
- Khởi chiếu
- 5/25/1966
Au Hasard Balthazar kể về cuộc đời 1 con lừa, bắt đầu khi nó được sinh ra và kết thúc khi nó chết. Bộ phim theo chân nó qua các chủ, được kể hoàn toàn từ phía chú lừa và chứng kiến sự tương tác giữa từng chủ nhân của nó với những cá nhân khác và cách họ đối diện với các tình huống. Bằng cách kể bộ phim dưới góc độ của chú lừa, đạo diễn Bresson đã buộc khán giả có cái nhìn khách quan. Điều này được nhấn mạnh hơn bằng việc chú lừa không bao giờ nói lại hay giao tiếp với nhân vật con người hay có biểu hiện trên mặt để biểu thị rõ ràng những điều nó nghĩ, do đó tượng trưng cho sự hiện diện thông suốt. Trong Au Hasard Balthazar, Robert Bresson tạo ra 1 kiệt tác phim đặt khi ra câu hỏi về đạo đức của chúa trời và con người. Đây là 1 bộ phim hay về cách mà một người có thể sử dụng quan điển hiệu quả và miêu tả về tôn giáo mà không hề giống như thuyết giáo. (Robert Bresson là người vô thần).
Lần ra mắt tại Liên hoan phim New York 1966 Au Hasard Balthazar hầu như không được đánh giá cao, nhưng nó thực sự tỏa hào quang ở châu Âu. Nhà làm phim nổi tiếng và nhà phê bình Cahiers du Cinema, Jean-Luc Godard nói, “Mọi người xem bộ phim này sẽ hoàn toàn kinh ngạc… vì bộ phim này thực sự là cả thế gian trong một tiếng rưỡi.” Sau này, năm 1970 tờ The New York Times ca ngợi cảnh cuối cùng của bộ phim là “chắc chắn là một trong những đoạn ảnh hưởng nhất trong lịch sử điện ảnh.” Những mỹ từ xưng tụng bộ phim từ những nhà phê bình điện ảnh nhiều không kể xiết: “là kiệt tác đỉnh cao của một trong những nhà làm phim lớn nhất thế kỷ 20”, “tự bản thân nó là một trong những đỉnh cao nhất của trải nghiệm cảm xúc nghệ thuật”… Bộ phim được công chiếu tại Liên hoan phim Venice năm 1966, giành được giải thưởng OCIC (Tổ chức Công giáo Quốc tế về Điện ảnh), Giải thưởng San Giorgio và Giải thưởng New Cinema. Au Hasard Balthazar được xếp hạng thứ 16 trong cuộc bình chọn của các nhà phê bình năm 2012 về “những bộ phim vĩ đại nhất mọi thời đại” do tạp chí điện ảnh Sight & Sound thực hiện.